Học Qua Dự Án – Phương Pháp Phát Triển Toàn Diện Các Kỹ Năng Thế Kỷ 21!

Học tập qua dự án không đơn thuần là việc học qua thực hiện những dự án. Theo như viện giáo dục Buck (BIE) giải thích, các học viên học theo dự án có xu hướng “nghiên cứu và tìm ra giải đáp về một vấn đề xác thực và phức tạp, hoặc đầy khó khăn” với sự tập trung cao.
 
I. Tại sao lại khẳng định Học qua dự án (PBL) là phương pháp học tập giúp phát triển toàn diện các kỹ năng của thế kỷ 21? 
 
“Chúng ta đang sống trong một xã hội thay đổi nhanh chóng với nền tảng tri thức cao. Vì vậy, hơn bao giờ hết, mỗi chúng ta liên tục được yêu cầu phải giải quyết các vấn đề phức tạp trên diễn ra hằng ngày.” (Brears et al., 2001, p.36).
 
Vì thế, các nhà tuyển dụng hiện nay luôn tìm kiếm những cá nhân có khả năng thích nghi với các tình huống mới, và khả năng tạo ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề mà chúng ta chưa từng gặp phải trước đây. Do đó, các thế hệ tiếp theo cần được đào tạo để suy nghĩ khác biệt và trau dồi các kỹ năng, mà các phương pháp dạy truyền thống đã không còn hiệu quả. Những kỹ năng mới này được gọi là “kỹ năng thế kỷ 21” (Alberta Education, 2013, p.3).
 
Phương pháp giảng dạy theo dự án giúp giáo viên trang bị cho học viên những kỹ năng phù hợp với yêu cầu cao của một xã hội không ngừng phải triển. Đồng thời, cần hướng đến việc định hình mô hình này như một mô hình tiêu biểu cho lớp học của thế kỷ 21.
 
Đối với lực lượng lao động hiện đại, sự nghiệp của họ sẽ được ghi dấu bằng chuỗi các dự án, chứ không phải số năm phục vụ cho một tổ chức cụ thể. Theo như Lathram, Lenz, và Vander Ark giải thích trong quyển sách “Trang bị cho học viên một thế giới dựa trên dự án” của họ rằng: Giải quyết những vấn đề của thế giới mới thực sự quan trọng đối với những người trưởng thành, và nó cũng rất quan trọng đối với học viên của chúng tôi.
 
II. Những thách thức khi thực hiện phương pháp học theo dự án
 
Lợi ích mà phương pháp học tập theo dự án mang lại là rõ ràng nhưng việc thực hiện thành công phương pháp này gặp khá nhiều thách thức, bao gồm:
 
1. Kỹ năng của giáo viên: Vấn đề chính nằm ở chỗ học viên thiếu sự chuẩn bị dành cho phương pháp học theo dự án (PBL) và cách hỗ trợ của giáo viên trong việc giải quyết vấn đề này. Học viên hiện tại đang được dạy theo mô hình học truyền thống, học dựa trên giáo viên đóng vai trò trung tâm truyền đạt thông tin, học viên chỉ làm theo yêu cầu từ giáo viên. Kết quả là, rất khó để đặt học viên vào tình thế phải tự học, tự nghiên cứu để thực hiện một dự án cụ thể. Vì thế, giáo viên phải trang bị chính mình những kỹ năng này trước khi truyền đạt lại cho học viên.
 
2. Mô hình và phương pháp giảng dạy: Trong một lớp học truyền thống, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh giáo viên đóng vai trò trung tâm của lớp học, truyền đạt kiến thức, học viên đóng vai trò nghe, và ghi chú lại những thông tin từ giáo viên. Rất hiếm khi học viên được trực tiếp tham gia vào giải quyết những vấn đề hoặc tình huống liên quan đến bài học. Do đó, nhu cầu cần phải thiết kế lại phương pháp cũng như mô hình giảng dạy để phù hợp hơn với xã hội thời đại mới và cấp bách.
 
Môi trường học cần được điều chỉnh để thích hợp với môi trường mà trong đó chất lượng giáo dục được chú trọng: Hướng đến người học hơn là hệ thống; chú trọng đến năng lực của học viên hơn là nội dung của bài học; chú trọng về nhu cầu khám phá kiến thức mới hơn là truyền đạt thông tin thụ động; chú trọng đến vai trò của công nghệ trong việc hỗ trợ thiết lập và chia sẻ kiến thức hơn là đơn giản trong phương tiện giảng dạy. (Chính phủ Alberta, 2013, trang 2).
 
3. Chiến lược và sự đồng bộ từ nhà trường: Không chỉ học viên và giáo viên phải trải qua những thay đổi sư phạm, mà cả những nhà quản lý của trường cũng phải thay đổi tư duy về việc dạy và học. Sự thay đổi này chính là cho phép giáo viên tự do tổ chức và quản lý một lớp học của chính họ, tự do giảng dạy một cách sáng tạo dựa trên các hướng dẫn và chiến lược đã được thiết lập.
 
>> IBI School được xây dựng dựa trên chiến lược đồng bộ qua việc nghiên cứu sâu sắc về mô hình lớp học đảo ngược sao cho việc thực hiện mô hình này hiệu quả nhất. Hệ thống đồng bộ này bao gồm phương pháp giảng dạy, hệ thống quản trị điều hành, hệ thống chăm sóc học viên, chương trình giảng dạy và chất lượng giáo viên.
 
4. Sự chuẩn bị của học viên: Học viên sẽ phải thích ứng với một cách học mới bao gồm tinh thần tự học, khả năng thích ứng với kiến thức mới và tư duy phản biện. Điều này có nghĩa là, học viên không chỉ đơn thuần ghi nhớ các thông tin và trả lời đúng là sẽ trở nên thành công trong lớp học (Theo Murray & Saven-Baden, 2000, trang 110). Trong khi Licht (2014) mô tả phương pháp học theo dự án (PBL) cho phép sinh viên kiểm soát việc học và tự phát triển trở thành những người học thực thụ.
 
>>> eClasses cho phép học viên tương tác với các bài tự học trên nền tảng trên máy tính bảng hoặc điện thoại di động, đặt câu hỏi và được trả lời trực tuyến hay ghi chú trước những câu hỏi đó trước khi đến lớp. Quá trình này giúp học viên trở thành những người học và giải quyết vấn đề thực thụ.
 
III. Phương pháp học theo dự án thường chỉ thành công khi đi cùng với mô hình lớp học đảo ngược
 
Khi việc giảng dạy theo dự án (PBL) được kết hợp với mô hình lớp học đảo ngược, đó chính là khi phương pháp này đã được áp dụng đúng cách! Học tập theo dự án là hoạt động sử dụng dự án như một công cụ học tập giúp học viên thu nhận kiến thức cũng như thể hiện khả năng trong một khoá học. Thay vì đặt câu hỏi: Đâu là cách tốt nhất để giảng dạy phương pháp này hiệu quả? câu bạn cần phải hỏi chính là: Làm sao để thực hiện các dự án trên lớp hiệu quả? Vì thực hiện dự án rất cần thời gian mà mô hình lớp học truyền thống thường dành hầu hết thời gian trên lớp để học bài mới! Ngược lại, mô hình lớp học đảo ngược cung cấp cho những giáo viên giảng dạy phương pháp PBL điều mong đợi nhất: THỜI GIAN. (Theo Daniel Jones – Flipped 3.0 Project Based Learning)
 
>> Qua việc ứng dụng công nghệ cao và phương pháp giảng dạy hiện đại, giúp chuyển hướng hoàn toàn từ các mô hình học truyền thống sang mô hình lấy học viên và phụ huynh làm trung tâm.