Thử tưởng tượng vào năm 2035, đứa bé 6 tuổi hiện giờ của bố mẹ đã 22 tuổi và bắt đầu những công việc đầu tiên của mình. Hãy dạy cho con những kỹ năng thiết yếu ngay bây giờ để con sẽ sẵn sàng cho bất kỳ công việc nào con chọn!
Với tất cả sự nhận định từ các nhà khoa học hệ thần kinh học và kỹ sư từ Thung lũng Silicon, Mỹ đã công bố bằng truyền thông gần đây, thật dễ dàng để bố mẹ bắt đầu ảnh hưởng và cho rằng con sẽ nên là một siêu sao toán học hoặc một nhà sinh học triển vọng để có thể tiến lên trong thị trường việc làm ở tương lai. Hoàn toàn chính xác! Tất cả trẻ em ngày nay đều rất cần một nền tảng kiến thức vững chắc về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (gọi tắt là STEM), ngoài việc chỉ học đọc và viết trước đây. Bởi lẽ, 20 năm nữa, phần lớn các cơ hội việc làm phần lớn sẽ nằm trong các lĩnh vực STEM. Hơn thế, các giáo viên, nhân viên kinh doanh và các nhà thiết kế sản phẩm cũng cần phải là người hiểu rõ về STEM chỉ để sử dụng được các công cụ ngày càng tinh vi được đưa vào áp dụng nhằm tăng hiệu quả việc làm của họ, theo nhà tâm lý học phát triển của Đại học Missouri David Geary, Ph.D.
Mặt khác, có một bộ kỹ năng mà các chuyên gia cho rằng tất cả trẻ em sẽ cần để thành công, bất kể con sẽ theo đuổi lĩnh vực công việc nào. “Hầu như các nhà tuyển dụng, trong mọi ngành nghề, đều muốn chọn những người lao động có kỹ năng tự giải quyết vấn đề (thông qua việc tự định hướng và tự học), sáng tạo, làm việc hợp tác và giao tiếp tốt”, theo ông Steven Paine, Ed.D., chủ tịch của nhóm vận động giáo dục Quan hệ đối tác cho các kỹ năng thế kỷ 21.
Nuôi dưỡng sự tò mò và độc lập ở trẻ em là những bước đầu tiên để giúp con trở thành người có kỹ năng tự học, tự định hướng cho mình. Con trở thành người tự định hướng biết cách sử dụng tài nguyên để tìm câu trả lời cho câu hỏi hoặc học các kỹ năng giải quyết vấn đề. Con là người biết tự học không cần ba mẹ phải để mắt, nhắc nhở quá nhiều lần để con có thể hoàn thành các bài tập về nhà hay các dự án ở trường!! (lưu ý, ba mẹ cần nhận ra sự khác biệt rõ giữa việc con cần ba mẹ trợ giúp để cùng hoàn thành bài tập và con dựa vào ba mẹ để đảm bảo bài tập đó được hoàn thành).
Việc tự học, tự định hướng bản thân không phải là một đặc điểm thiên phú theo dạng chỉ có ở một số ít trẻ, số còn lại thì không! Mà đó là một kỹ năng hoàn toàn có thể được dạy, nuôi dưỡng và luyện tập trong con ngay từ lúc còn rất nhỏ. Vậy làm thế nào bố mẹ có thể giúp con mình trở thành một người có kỹ năng đó?
1. Tin tưởng ở con!
Trẻ con có thể thay đổi thế giới. Vì vậy, nếu con bị ám ảnh với màu đỏ, xe cứu hỏa hoặc gậy, có thể những cái này đang là “mặt nạ” cho một nguyên nhân nào đó đằng sau mà con đang phải vật lộn với. Hãy cho con không gian, thời gian và tin tưởng con hết mực để biết con đang muốn tập trung vào cái gì và khi nào. Bằng cách này, bố mẹ đang ngầm để con hiểu những điều con rút ra là có ý nghĩa và dành thời gian để khám phá sở thích là tốt.
2. Ngừng nói câu: “Con hãy cẩn thận!”
Trong quá khứ, từng có thời điểm mà việc con trẻ bị ngã xe hay bị rơi từ nhành cây thấp rất được các phụ huynh khuyến khích. Ngày nay, bất kỳ vết sưng hoặc vết bầm nào của con được xem là ba mẹ chăm sóc con không chu đáo.
Người có khả năng tự học và tự định hướng cần trải nghiệm cuộc sống đầy đủ để biết con đường nào họ thích khám phá và con đường nào không là sở trường của họ. Để dễ hiểu hơn, bố mẹ hãy tưởng tượng tình huống mình hét lên với con “Hãy cẩn thận!” – âm thanh đó chắc chắn sẽ làm con giật mình và dễ bị phân tâm, sợ hãi, không còn làm chủ chính mình. Vì vậy, thay vì nói to hãy cẩn thận, bố mẹ hãy thử nói điềm tĩnh với con: “Ở trên đó con có cảm thấy an toàn không?” hay “Con yêu, có cái hố gần chân con nhé!” và sau đó hãy để con ở đó cùng với các chướng ngại. Bố mẹ nên thường xuyên tách khỏi tầm mắt của con ở khu vui chơi và hãy tin con. Ví dụ, nếu Hải không thể tự mình chơi với đàn khỉ, cậu bé sẽ không sẵn sàng lại gần. Trẻ con tự nhận ra giới hạn của mình và học cách thúc đẩy bản thân khi có quyền tự do khám phá khả năng của mình mà không bị can thiệp từ bố mẹ. Kiến thức về bản thân và sẵn sàng chấp nhận rủi ro là những lợi ích lớn cho người học kỹ năng tự định hướng.
3. Nỗ lực động viên để con thành công!
Điều này làm sẽ khó với các bố mẹ đang vô cùng bận rộn với công việc nhưng nó lại rất cần thiết đối với con! Rất nhiều bố mẹ vẫn đang theo thói quen luôn khen con “Con giỏi quá!” “Con làm tốt lắm!” “Đây không phải là điểm tốt nhất của con đúng không?” và cho rằng như vậy là ĐỦ để động viên hoặc nhắc nhở con. Tuy nhiên, chưa hẳn thói quen với những từ cứng nhắc này bao nhiêu năm qua của bố mẹ sẽ có tác dụng! Đơn giản vì đứa trẻ biết tự định hướng dựa vào động lực bên trong, chứ không phải lời khen ngợi bên ngoài làm sự thúc đẩy họ. Liên tục ca ngợi hoặc phê bình công việc của con không tạo điều kiện cho sự phát triển của não bộ và cảm xúc bên trong của con. Nếu con đã làm tốt, hãy khai thác xem con có thể phát triển gì thêm? Thay vì chỉ trích công việc của con, hãy thử quan sát hoặc trò chuyện cùng con nhiều hơn về những gì con đã làm. Ví dụ: “Con đã sử dụng rất nhiều màu cam trong nghệ thuật của con ngày hôm nay? Con có thể cho bố mẹ biết về điều con đã làm không?” Hay hay chỉ đơn giản là “Con đang tạo ra cái gì đây?”. Như vậy, con sẽ có nhiều động lực và giúp con hứng thú hơn, đi đường dài hơn và tập trung hơn vì được sự đồng hành và ủng hộ của ba mẹ!
4. Tập trung vào sở thích của con!
Khi con được gắn kết với các lĩnh vực và môn học mà con yêu thích, việc học trở nên thú vị và con tập trung học hơn. Nếu bạn thực sự muốn giúp con bạn trở thành một người học giỏi, hãy khuyến khích con khám phá các chủ đề, đồ vật mà con thật sự hứng thú. Nếu bố mẹ nhận thấy con thích khủng long, hãy tìm giúp con những cuốn sách và câu chuyện thú vị và hấp dẫn về khủng long. Sau đó thử thách con xác định năm con khủng long yêu thích của mình và giải thích lý do tại sao con chọn mỗi con.
5. Giới thiệu và khuyến khích các mô hình học tập đa dạng cho con!
Mỗi đứa trẻ đều có sở thích và phong cách học tập phù hợp nhất với tính cách của mình. Một số trẻ có một phong cách học tập rất đặc trưng, trong khi những trẻ khác thích kết hợp các kiểu học khác nhau tùy từng thời điểm. Không nhất thiết phải có một cách học đúng hay sai, hay pha trộn các kiểu học. Tuy nhiên, bằng cách giúp con khám phá các kiểu học yêu thích của mình, bố mẹ sẽ hiểu con và biết cách sử dụng các kỹ thuật/ phương pháp cải thiện chất lượng học tập của con mình.
Có 7 cách học cơ bản: Trực quan, Thính giác, Qua lời giảng, Vật lý, Logic (toán học), Xã hội và Đơn độc. Ví dụ, con thuộc nhóm Trực quan sẽ học tốt nhất bằng cách xem mọi thứ hoạt động như thế nào. Ngược lại, con thuộc nhóm Thính giác sẽ học tốt nhất bằng cách lắng nghe những điều được giải thích. Đối với trẻ nhỏ, việc khám phá và áp dụng nhiều cách học khác nhau rất có ích cho con và hỗ trợ con đạt hiệu quả học tập cao nhất.