Vì Sao Người Nhật Đọc Nhiều?

Vì sao người Nhật đọc nhiều?

Nhật Bản là một trong những dân tộc có bản sắc rất riêng. Xem cách mà người Nhật tạo dựng nên bản sắc của họ thông qua văn hóa, kiến trúc, kinh doanh …ta đều cảm thấy riêng biệt và ngưỡng mộ cách mà họ xây dựng nên những điều đó.

Trường học là nơi tạo thói quen đọc sách

Vai trò của trường học trong tạo thói quen đọc sách cũng là yếu tố quan trọng. Tại Nhật, thư viện trường học luôn được chú trọng ngay từ khi còn bé học mầm non đã được nghe “đọc sách”, tại tiểu học còn có “tiết đọc sách” riêng giống như bất kỳ môn học nào. Những hoạt động thực tiễn giáo dục khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo đã thúc đẩy hoạt động đọc sách của học sinh. Những hoạt động này giúp cho học sinh có thói quen đọc sách và học theo kiểu nghiên cứu.

Vậy khởi nguồn của bản sắc văn hóa đó bắt đầu từ đâu?

Vào thời mở cửa Minh Trị Duy Tân, dân tộc Nhật lên cơn sốt đọc sách nước ngoài để biết phương Tây đã làm gì và đang làm gì mà “nước giàu quân mạnh” như thế. Họ muốn biết và muốn học, để xây dựng đất nước hùng mạnh như các cường quốc phương Tây. Chỉ có được một nền văn hoá lớn, một xã hội phú cường, khi nào mọi người được học như nhau, khi mọi người có quyền ao ước và có điều kiện vươn lên khỏi chức phận cũ của mình. Tinh thần này, ethos, được diễn tả mạnh mẽ trong tác phẩm “Khuyến học”, Gakumon no susume, của nhà khai minh Fukuzawa Yukichi (1835-1901): “Con người không sinh ra cao quý hay thấp hèn, giàu sang hay nghèo khó. Chính những ai lao động siêng năng ở những công việc tìm tòi của họ, và học nhiều, sẽ trở thành cao quý và giàu có, trong khi những ai biếng nhác sẽ trở thành nghèo khó, thấp hèn.”

Sách là mặt hàng đi đầu trong “cuộc chấn hưng dân khí”. Phần lớn các học giả và nhà văn đều là khách hàng của Maruzen, trong đó có hai nhà văn lớn Akutagawa Ryunosuke và Natsume Sōseki. Hayashi Yuteki vốn là một thầy thuốc hành nghề rồi sau đó trở thành học trò của nhà khai minh Fukuzawa Yukichi. Ngoài các hiệu sách, Maruzen còn xuất bản một nguyệt san cho giới văn sĩ, học thuật có tên “Ánh sáng của Khoa học”, Gakutō. Một thời gian dài Maruzen là cửa sổ duy nhất nhìn ra phương Tây. [Công ty sách này ngày nay vẫn còn tồn tại, hoạt động rộng rãi, có doanh số năm 1996 hơn một tỉ Euro với 2.100 nhân viên. Khách hàng của họ là nhiều đại học, cơ quan chính quyền và viện nghiên cứu.]

Văn hóa đọc sách của Người Nhật

Người Nhật đã có truyền thống đọc sách khủng lâu đời, ít ra từ thời Tokugawa 1600-1868. Trong thời đầu của Tokugawa Ieyasu, người thống nhất đất nước và lập nên triều đại Tokugawa hoà bình 265 năm lâu dài nhất lịch sử, thì chuyện một samurai có thể diễn đạt được ý tưởng của mình một cách mạch lạc trên giấy trắng mực đen là điều hi hữu, và tình trạng mù chữ là bình thường. Văn hoá Nhật Bản trước 1600 là văn hoá võ sĩ. Nhưng vào cuối thế kỷ 18, có thể nói một samurai mù chữ là một điều hụt hẫng đáng buồn, và tới giữa thế kỷ 19, tình hình lại khác nhau một trời một vực.

Trong thời Genroku (1688-1704), được xem là thời vàng son của Tokugawa với kinh tế ổn định, nghệ thuật và văn chương phát triển, Nhật Bản đã có một hệ thống xuất bản sách hiện đại đáng ngạc nhiên, đặc trưng bởi sự hiện hữu của nhiều nhà xuất bản lớn, nhiều nhà minh hoạ sách có tiếng và nhiều nhà văn tên tuổi. Sách thường được xuất bản với số lượng đến hơn 10.000 bản! Đây là một con số “khủng” thời đó; Nhật Bản lúc đó chỉ có chừng 20 triệu người, vì thời Minh Trị dân số Nhật Bản khoảng 30 triệu. Năm 1692 Nhật Bản cũng đã từng có những bộ danh mục hàng chục tập về các sách in dành cho công chúng sử dụng. (Hiện nay VN chưa có được những bộ danh mục như thế tại các nhà sách).

Trở lại câu nói của Fukuzawa Yukichi (1835-1901) trong quyển Khuyến học: “Con người không sinh ra cao quý hay thấp hèn, giàu sang hay nghèo khó. Chính những ai lao động siêng năng ở những công việc tìm tòi của họ, và học nhiều, sẽ trở thành cao quý và giàu có, trong khi những ai biếng nhác sẽ trở thành nghèo khó, thấp hèn.”, có lẽ việc đọc sách mang yếu tố quyết định phần lớn vận mệnh của một cá nhân hay một dân tộc.

Một chính phủ tốt chấn hưng quốc gia bằng Tinh thần dân tộc, nguyên khí quốc gia thông qua tri thức. Một trường học và một gia đình tốt thay đổi con cái mình bằng thói quen đọc sách. Điều này có lẽ là không dễ dàng những cũng không hẳn là bất khả thi nếu ta biết cách cho trẻ tiếp cận với sách từ sớm với một tinh thần như Fukuzawa Yukichi, người đã góp phần khai minh văn hóa đọc và nền văn minh tri thức mới ở Nhật Bản trong thời Minh Trị.

Tại IBI School, chúng tôi chú trọng phát triển văn hóa đọc và nâng cao trải nghiệm cho trẻ. Việc xây dựng các hoạt động thư viện thường xuyên với nhiều đầu sách tiếng Anh và tiếng Việt cộng hưởng với các phong trào đọc ý nghĩa sẽ giúp trẻ dần có được thói quen đọc sách